Truy cập

Hôm nay:
61
Hôm qua:
131
Tuần này:
514
Tháng này:
3481
Tất cả:
273893

Ý kiến thăm dò

TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ TÂN KHANG

Ngày 12/11/2020 00:00:00

Quá trình hình thành và phát triển vùng đấtTân Khang nói chung và huyện Nông Cống nói riêng đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Thông qua việc khai quật các địa diểm khảo cổ học trong khu vực, quanh vùng núi Nưa, núi Sỏi (xã tân Phúc) có thể khẳng định cách ngày nay trên dưới 2000 năm khu vực các xã Tân Khang, Tân Phúc …. đã có cư dân đến sinh sống. ...

Khái quát tình hình

Vị trí địa lý

Xã Tân Khang nằm ở phía Bắc Huyện Nông Cống, cách trung tâm huyện 13 km về phía Bắc, cách thành phố Thanh Hoá 20km về phía Nam, có quốc lộ 47C chạy qua dài 2,5km. Phía Đông giáp xã Tân Phúc, phía Nam giáp xã Trung Chính, xã Trung Thành, phía Tây giáp là dãy núi Nưa, phía Bắc giáp xã Tân Thọ.

Cũng như nhiều vùng đất của huyện Nông Cống, Tân Khang được sự bồi đắp của hệ thống sông Nhơm. Bởi vậy địa hình tương dốc từ hướng Tây xuống Đông và từ Bắc xuống Nam. Bên cạnh đó vẫn tồn tại các ô trũng do phù sa chưa bồi đắp hoàn chỉnh. Ngoài ra địa hình của Tân Khang còn mang những nét đặc thù riêng bởi có dòng sông Nhơm, núi Nưa, như những ranh giới tự nhiên chạy dọc từ Bắc xuống Nam.

Xã Tân Khang dọc theo Quốc lộ 47C, địa bàn có dòng sông Lãng Giang (gọilà sông Nhơm hoặc sông nhà Lê) chãy qua có hai con sông Nông giang phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng từ thời Pháp thuộc.

Xã có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối lớn. Vùng Tỉnh Mễ ( làng Tân Thịnh) được xác định có sa khoáng Crôm, thuộc mỏ Cromit lớn nhất Đông nam Á. Vùng quặng có diện tích 779.000m2 trữ lượng khoảng 5.329.540 tấn`

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1075 ha, trong đó đất nông nghiệp là 658 ha, đất phi nông nghiệp là 227,99 ha còn lại là đất thổ cư, và các loại đất khác.

Hiện nay xã có 3 thôn với 1428 hộ và 5850 nhân khẩu.Gồm có Thôn Tân Cầu, thôn Lai Thịnh và thôn Tân Sơn.

Truyền thống lịch sử văn hóa trước cách mạng Tháng Tám năm 1945

Quá trình hình thành và phát triển vùng đất ân Tân Khang nói chung và huyện Nông Cống nói riêng đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử.

Thông qua việc khai quật các địa diểm khảo cổ học trong khu vực, quanh vùng núi Nưa, núi Sỏi (xã tân Phúc) có thể khẳng định cách ngày nay trên dưới 2000 năm khu vực các xã Tân Khang, Tân Phúc …. đã có cư dân đến sinh sống. thêm vào đó, ngay từ thập kỷ XX, các nhà khoa học đã phát hiện ra những ngôi mộ cổ có niên đại Hán- Đường trên địa bàn xã Tân khang, Tân Thọ, có tượng chim bằng đồng, cùng thời bằng tượng chim tìm thấy ở Cổ Loa, trong mộ còn tìm thấy loại tiền Ngũ thù cùng một số vật dụng khác. Điều đó càng chứng minh rõ hơn sự hiện diện của những cư dân ban đầu thuở lập xóm, lập làng ở Tân Khang.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, các làng thuộc xã Tân Khang hiện nay thuộc tổng Cổ Định. Cách mạng tháng Tám thành công, đơn vị tổng bị bãi bỏ, các làng Cầu Nhân, Lai Thôn, Tinh Mễ, Nhỉn Thôn cùng với các làng của xã Tân Thọ ngày nay được sáp nhập thành một xã lấy tên là xã Nhật Tân. Tháng 4- 1947, xã Nhật Tân được sáp nhập với xã Vĩnh Phúc lấy tên là Tân Phúc. Tháng 10-1954, xã Tân Phúc được chia tách thành 3 xã: Tân Phúc, Tân Khang, Tân Thọ. Xã Tân Khang gồm các làng: Cầu Nhân, Tinh Mễ, Nhỉn Thôn, Lai Thôn. Xóm Tân hùng (thuộc làng Cầu Nhân) được chuyển về xã Tân Phúc.

Năm 1966, xóm Tân Hùng được trả về lại thôn Cầu Nhân xã Tân Khang.

Hiện nay, địa giới hành chính các làng vẫn giữ nguyên nhưng tên gọi đã thay đổi, theo đó làng Cầu Nhân được đổi tên thành Tân Cầu, làng tinh Mễ được đổi tên thành làng Tân Thịnh, làng Nhỉn Thôn được đổi tên thành làng Tân Sơn, làng Lai Thôn được đổi tên thành làng Tân Lai.

Như vậy, hiện nay xã Tân Khang gồm có 5 làng: Tân Cầu, Tân Lai, Tân Sơn, Tân Thịnh, Tân Ấp. từ tháng 11/2018 sau khi sát nhập 11 thôn thành 3 thôn: Thôn Tân Cầu, thôn Lai Thịnh, Thôn Tân Sơn.

công sở UB.jpg
Ảnh: Công sở UBND xã Tân Khang

Quá trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh từ năm 1945 đến nay

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và Huyện bộ Việt Minh huyện Nông Cống, phong trào cách mạng ở Tân Khang phát triển mạnh mẽ. Cùng với nhân dân cả nước đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, chống giặc đói, giặc dốt, thi đua tăng gia sản xuất đẩy lùi nạn đói năm 1945, tiếp tục cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược thắng lợi. Năm 1947, Chi bộ Đảng đầu tiên ở Tân Khang ra đời, là nòng cốt lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh chống thực dân Pháp.

Sau đại thắng mùa xuân 1975, trong 10 năm đầu 1975-1986, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, toàn Đảng bộ vẫn đoàn kết nhất trí giữ vững ổn định chính trị, bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, chủ động vận dụng vào tình hình thực tế của địa phương, từng bước thực hiện thành công cơ chế khoán 100, tạo ra những cải tiến bước đầu trong cơ chế quản lý kinh tế.

Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới đất nước. Bước vào thời kỳ đổi mới Tân Khang đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp. Bộ mặt nông thôn Tân Khang có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao. Hệ thống giao thông nông thôn cơ bản đã được bê tông hóa, hệ thống kênh mương được cứng hóa đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, các nhà trường được quan tâm, đầu tư nâng cấp, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học được cung cấp đầy đủ. Chất lượng giáo dục của xã những năm gần đây có những bước phát triển rõ rệt, hàng năm số học sinh lên lớp luôn đạt trên 99%, tỷ lệ các em đỗ vào các trường cao đẳng, đại học tăng dần qua các năm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã luôn được giữ vững và ổn định. Chi bộ ban đầu chỉ có 3 đảng viên, cho đến năm 2020, Đảng bộ phát triển mạnh mẽ với 239 đảng viên, được chia thành 8 chi bộ. Bộ máy cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ngày càng kiện toàn, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng cao, năng động và có trách nhiệm hơn trong công việc, luôn phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Cán bộ và nhân dân xã Tân Khang với sự đồng lòng, quyết tâm phấn đấu đã đạt được nhiều thành tựu, bộ mặt làng quê ngày càng đổi mới đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, giáo dục, y tế được quan tâm và phát triển, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, sản xuất kinh doanh được mở rộng và đa dạng, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, hộ giầu không còn hộ đói, hoạt động văn hóa được người dân hưởng ứng tham gia, tệ nạn xã hội được đẩy lùi, phong tục lạc hậu được loại bỏ, với những kết quả phấn đấu của địa phương. Năm 2020 xã khai trương xây dựng xã văn hóa và năm 2020 đăng ký phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới và xã đạt chuẩn Văn hóa Nông thôn mới.

Những kết quả đạt được

Với tinh thần đoàn kết, kỹ cương, sáng tạo, và dân chủ, Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể, đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân xã Tân Khang thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội trong giai đoan hiện nay.Đó là:

Nâng cao năng lực lãnh đạo và điều hành của Đảng ủy- chính quyền địa phương, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, huy động nội lực, tranh thủ ngoại lực, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá và tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng các hoạt động văn hoá xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho nhân dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Cán bộ văn hoá: Lương Viết Bảo

TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ TÂN KHANG

Đăng lúc: 12/11/2020 00:00:00 (GMT+7)

Quá trình hình thành và phát triển vùng đấtTân Khang nói chung và huyện Nông Cống nói riêng đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Thông qua việc khai quật các địa diểm khảo cổ học trong khu vực, quanh vùng núi Nưa, núi Sỏi (xã tân Phúc) có thể khẳng định cách ngày nay trên dưới 2000 năm khu vực các xã Tân Khang, Tân Phúc …. đã có cư dân đến sinh sống. ...

Khái quát tình hình

Vị trí địa lý

Xã Tân Khang nằm ở phía Bắc Huyện Nông Cống, cách trung tâm huyện 13 km về phía Bắc, cách thành phố Thanh Hoá 20km về phía Nam, có quốc lộ 47C chạy qua dài 2,5km. Phía Đông giáp xã Tân Phúc, phía Nam giáp xã Trung Chính, xã Trung Thành, phía Tây giáp là dãy núi Nưa, phía Bắc giáp xã Tân Thọ.

Cũng như nhiều vùng đất của huyện Nông Cống, Tân Khang được sự bồi đắp của hệ thống sông Nhơm. Bởi vậy địa hình tương dốc từ hướng Tây xuống Đông và từ Bắc xuống Nam. Bên cạnh đó vẫn tồn tại các ô trũng do phù sa chưa bồi đắp hoàn chỉnh. Ngoài ra địa hình của Tân Khang còn mang những nét đặc thù riêng bởi có dòng sông Nhơm, núi Nưa, như những ranh giới tự nhiên chạy dọc từ Bắc xuống Nam.

Xã Tân Khang dọc theo Quốc lộ 47C, địa bàn có dòng sông Lãng Giang (gọilà sông Nhơm hoặc sông nhà Lê) chãy qua có hai con sông Nông giang phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng từ thời Pháp thuộc.

Xã có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối lớn. Vùng Tỉnh Mễ ( làng Tân Thịnh) được xác định có sa khoáng Crôm, thuộc mỏ Cromit lớn nhất Đông nam Á. Vùng quặng có diện tích 779.000m2 trữ lượng khoảng 5.329.540 tấn`

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1075 ha, trong đó đất nông nghiệp là 658 ha, đất phi nông nghiệp là 227,99 ha còn lại là đất thổ cư, và các loại đất khác.

Hiện nay xã có 3 thôn với 1428 hộ và 5850 nhân khẩu.Gồm có Thôn Tân Cầu, thôn Lai Thịnh và thôn Tân Sơn.

Truyền thống lịch sử văn hóa trước cách mạng Tháng Tám năm 1945

Quá trình hình thành và phát triển vùng đất ân Tân Khang nói chung và huyện Nông Cống nói riêng đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử.

Thông qua việc khai quật các địa diểm khảo cổ học trong khu vực, quanh vùng núi Nưa, núi Sỏi (xã tân Phúc) có thể khẳng định cách ngày nay trên dưới 2000 năm khu vực các xã Tân Khang, Tân Phúc …. đã có cư dân đến sinh sống. thêm vào đó, ngay từ thập kỷ XX, các nhà khoa học đã phát hiện ra những ngôi mộ cổ có niên đại Hán- Đường trên địa bàn xã Tân khang, Tân Thọ, có tượng chim bằng đồng, cùng thời bằng tượng chim tìm thấy ở Cổ Loa, trong mộ còn tìm thấy loại tiền Ngũ thù cùng một số vật dụng khác. Điều đó càng chứng minh rõ hơn sự hiện diện của những cư dân ban đầu thuở lập xóm, lập làng ở Tân Khang.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, các làng thuộc xã Tân Khang hiện nay thuộc tổng Cổ Định. Cách mạng tháng Tám thành công, đơn vị tổng bị bãi bỏ, các làng Cầu Nhân, Lai Thôn, Tinh Mễ, Nhỉn Thôn cùng với các làng của xã Tân Thọ ngày nay được sáp nhập thành một xã lấy tên là xã Nhật Tân. Tháng 4- 1947, xã Nhật Tân được sáp nhập với xã Vĩnh Phúc lấy tên là Tân Phúc. Tháng 10-1954, xã Tân Phúc được chia tách thành 3 xã: Tân Phúc, Tân Khang, Tân Thọ. Xã Tân Khang gồm các làng: Cầu Nhân, Tinh Mễ, Nhỉn Thôn, Lai Thôn. Xóm Tân hùng (thuộc làng Cầu Nhân) được chuyển về xã Tân Phúc.

Năm 1966, xóm Tân Hùng được trả về lại thôn Cầu Nhân xã Tân Khang.

Hiện nay, địa giới hành chính các làng vẫn giữ nguyên nhưng tên gọi đã thay đổi, theo đó làng Cầu Nhân được đổi tên thành Tân Cầu, làng tinh Mễ được đổi tên thành làng Tân Thịnh, làng Nhỉn Thôn được đổi tên thành làng Tân Sơn, làng Lai Thôn được đổi tên thành làng Tân Lai.

Như vậy, hiện nay xã Tân Khang gồm có 5 làng: Tân Cầu, Tân Lai, Tân Sơn, Tân Thịnh, Tân Ấp. từ tháng 11/2018 sau khi sát nhập 11 thôn thành 3 thôn: Thôn Tân Cầu, thôn Lai Thịnh, Thôn Tân Sơn.

công sở UB.jpg
Ảnh: Công sở UBND xã Tân Khang

Quá trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh từ năm 1945 đến nay

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và Huyện bộ Việt Minh huyện Nông Cống, phong trào cách mạng ở Tân Khang phát triển mạnh mẽ. Cùng với nhân dân cả nước đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, chống giặc đói, giặc dốt, thi đua tăng gia sản xuất đẩy lùi nạn đói năm 1945, tiếp tục cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược thắng lợi. Năm 1947, Chi bộ Đảng đầu tiên ở Tân Khang ra đời, là nòng cốt lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh chống thực dân Pháp.

Sau đại thắng mùa xuân 1975, trong 10 năm đầu 1975-1986, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, toàn Đảng bộ vẫn đoàn kết nhất trí giữ vững ổn định chính trị, bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, chủ động vận dụng vào tình hình thực tế của địa phương, từng bước thực hiện thành công cơ chế khoán 100, tạo ra những cải tiến bước đầu trong cơ chế quản lý kinh tế.

Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới đất nước. Bước vào thời kỳ đổi mới Tân Khang đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp. Bộ mặt nông thôn Tân Khang có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao. Hệ thống giao thông nông thôn cơ bản đã được bê tông hóa, hệ thống kênh mương được cứng hóa đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, các nhà trường được quan tâm, đầu tư nâng cấp, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học được cung cấp đầy đủ. Chất lượng giáo dục của xã những năm gần đây có những bước phát triển rõ rệt, hàng năm số học sinh lên lớp luôn đạt trên 99%, tỷ lệ các em đỗ vào các trường cao đẳng, đại học tăng dần qua các năm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã luôn được giữ vững và ổn định. Chi bộ ban đầu chỉ có 3 đảng viên, cho đến năm 2020, Đảng bộ phát triển mạnh mẽ với 239 đảng viên, được chia thành 8 chi bộ. Bộ máy cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ngày càng kiện toàn, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng cao, năng động và có trách nhiệm hơn trong công việc, luôn phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Cán bộ và nhân dân xã Tân Khang với sự đồng lòng, quyết tâm phấn đấu đã đạt được nhiều thành tựu, bộ mặt làng quê ngày càng đổi mới đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, giáo dục, y tế được quan tâm và phát triển, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, sản xuất kinh doanh được mở rộng và đa dạng, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, hộ giầu không còn hộ đói, hoạt động văn hóa được người dân hưởng ứng tham gia, tệ nạn xã hội được đẩy lùi, phong tục lạc hậu được loại bỏ, với những kết quả phấn đấu của địa phương. Năm 2020 xã khai trương xây dựng xã văn hóa và năm 2020 đăng ký phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới và xã đạt chuẩn Văn hóa Nông thôn mới.

Những kết quả đạt được

Với tinh thần đoàn kết, kỹ cương, sáng tạo, và dân chủ, Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể, đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân xã Tân Khang thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội trong giai đoan hiện nay.Đó là:

Nâng cao năng lực lãnh đạo và điều hành của Đảng ủy- chính quyền địa phương, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, huy động nội lực, tranh thủ ngoại lực, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá và tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng các hoạt động văn hoá xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho nhân dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Cán bộ văn hoá: Lương Viết Bảo

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Người tốt, việc tốt